CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Dịch vụ khắc dấu

Con dấu công ty doanh nghiệp là một trong những dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Con dấu được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc thực hiện thay đổi con dấu doanh nghiệp. Đăng ký con dấu như thế nào? Dịch vụ khắc dấu nào uy tín? Hãy cùng Luật Gia Khang tìm hiểu thông qua những chia sẻ bài viết sau đây. 

1. Con dấu doanh nghiệp là gì? 

Từ ngày 1/7/2015, Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành đã trao quyền cho doanh nghiệp được quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Theo như điều 44 của luật doanh nghiệp 2014 quy định rõ như sau: con dấu doanh nghiệp

“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

Tên doanh nghiệp;

Mã số doanh nghiệp;

2. Trước khi sử dụng doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Việc quản lý, sử dụng và lưu trữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.

4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”

dịch vụ khắc dấu công ty

Chính phủ quy định chi tiết Điều này: 

Thứ nhất: Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên tối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm: 

Mẫu con dấu gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu. 

Số lượng con dấu. 

Quy định về quản lý và sử dụng con dấu. 

Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước. 

Thông tin về  mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này. 

Thứ hai: Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu: 

Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh từ ngữ, ký hiệu sau đây tỏng nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu: 

a) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

b) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. 

c) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. 

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định Khoản 1 Điều này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.

2. Dấu tròn dấu vuông

Con dấu là biểu tượng thể hiện giá trị pháp lý đối với các Văn bản của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu đặc biệt, không được phép trùng lặp giữa các doanh nghiệp với nhau. 

2.1 Dấu tròn

Định nghĩa dấu tròn: Con dấu tròn hay con dấu hình tròn thể hiện giá trị pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của doanh nghiệp; do doanh nghiệp phát hành. 

Con dấu tròn là con dấu pháp nhân và phải được đăng ký tại cơ quan công an, doanh nghiệp chỉ được sử dụng khi đã được cấp Giấy chứng nhận. 

Theo quy định về việc sử dụng con dấu của Luật Doanh nghiệp 2014 từ 01/07/2015 thì hình thức và số lượng con dấu do doanh  nghiệp được quyền quyết định nhưng phải đảm bảo về nội dung của con dấu luôn có hai yếu tố: Tên gọi của doanh nghiệp và Mã số doanh nghiệp. 

2.2 Dấu vuông

Định nghĩa về con dấu vuông: Con dấu vuông hay con dấu hình vuông là bao gồm các loại như: Dấu chức danh, dấu mã số thuế, dấu logo công ty đều có giá trị pháp lý khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh để tăng tải thông tin lên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Con dấu hình vuông còn có thể được ban hành để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà không phải chịu sự quản lý của Cơ quan Nhà nước.

dịch vụ làm con dấu công ty

3. Thủ tục hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp

Từ ngày 01/07/2015 , Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lựa cũng là thời điểm Cơ chế quản lý nhà nước với con dấu công ty đã có thay đổi theo hướng cởi mở, giúp tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp. 

Các doanh nghiệp không phải đăng ký mẫu dấu với với cơ quan Công an như trước nữa và thay vào đó công ty, doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc làm con dấu. 

Doanh nghiệp có thể tự Khắc dấu hoặc thuê các đơn vị, Công ty Khắc dấu uy tín chất lượng để thực hiện việc làm con dấu cho công ty. 

Sau khi tiến hành Khắc dấu, doanh nghiệp phải tiến hành thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Công ty cần gửi Thông báo mẫu dấu đến cơ quan ĐKKD đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKKD. 

Hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp gồm: 

- Thông báo về việc sử dụng con dấu của doanh nghiệp.

- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ thông báo. 

- Mục lục hồ sơ thông báo. 

- Bìa hồ sơ - Bìa bằng giấy mỏng/nylon cứng không có chữ sử dụng trong mục đích khác. 

Nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại phòng ĐKKD sở tại. 

Kết quả: Phòng ĐKKD sẽ trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp và sẽ đăng thông báo của doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về việc ĐKKD và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin mẫu con dấu của doanh nghiệp. 

4. Thời gian giải quyết hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh  nghiệp

Từ khi nhận được hồ sơ thông báo mẫu con dấu doanh nghiệp tại phòng ĐKKD sẽ tiến hành giải quyết và trả kết quả sau thời gian 3 ngày. 
Nếu trường hợp hồ sơ bị sai và không đầy đủ thông tin phòng ĐKKD sẽ thông báo để đơn vị doanh nghiệp biết chỉnh sửa và bổ sung hồ sơ. 

5. Chi phí khắc dấu doanh nghiệp

Nhằm giúp việc thực hiện khắc dấu doanh nghiệp tiến hành nhanh chóng thì các bạn có thể sử dụng dịch vụ khắc dấu của Luật Gia Khang. Chúng tôi sẽ giúp các bạn thực hiện khắc dấu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức. Khi thực hiện dịch vụ khắc dấu của Luật Gia Khang bạn chỉ chi trả mức phí 500.000 đ khắc dấu tròn doanh nghiệp với chất lượng mực tốt. Bạn cũng có thể hiện hệ Luật Gia Khang để được hỗ trợ và tư vấn thêm về gói dịch vụ khắc dấu doanh nghiệp phù hợp. 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện khắc dấu doanh nghiệp thì hãy lựa chọn Luật Gia Khang để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong vấn đề này. Chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ và giúp bạn hoàn thành các thủ tục khắc dấu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức. Hãy liên hệ tới hotline của Luật Gia Khang để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn một cách cụ thể và nhanh chóng hơn. 

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top