Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang được nhiều người quan tâm hiện nay. Nếu bạn cũng có ý định thành lập công ty có vốn nước ngoài thì bạn thì nhất định phải tham khảo những thông tin cần thiết được đề cập trong bài viết dưới đây.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Đầu tư 2020, số 61/2020/QH14, quy định về đầu tư nước ngoài đối với các ngành, nghề kinh doanh như sau:
“Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
b) Hình thức đầu tư;
c) Phạm vi hoạt động đầu tư;
d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Điều 22 Luật Đầu tư 2020, số 61/2020/QH14 quy định đầu tư thành lập tổ chức kinh tế đối với nhà đầu tư nước ngoài:
“Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.”
- Tìm kiếm, lựa chọn địa điểm đặt trụ sở Công ty; ký hợp đồng thuê trụ sở;
- Chuẩn bị và hoàn thiện các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật
Các Dự án thuộc diện phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư thường là những dự án có quy mô lớn (về vốn, về nhu cầu sử dụng đất, tầm quan trọng của dự án...)
Trường hợp Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch Đầu tư cấp tỉnh/Ban Quản lý Khu công nghiệp để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ gồm các tài liệu sau:
(i) Bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
(ii) Đề xuất dự án đầu tư (theo mẫu);
(iii) Hồ sơ pháp lý của nhà đầu tư (giấy chứng nhận thành lập công ty đối với tổ chức/Hộ chiếu đối với cá nhân);
(iv) Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, gồm một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính;
- Bảo lãnh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
-Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư (xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư tại ngân hàng...);
(v) Hồ sơ pháp lý về địa điểm thực hiện dự án
Thời gian: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, thời hạn này là 05 ngày, kể từ ngày nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư).
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để thành lập tổ chức kinh tế, thực hiện dự án đầu tư đã được cấp. Hồ sơ thành lập công ty gồm các tài liệu sau:
(i) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
(ii) Danh sách thành viên/cổ đông (theo mẫu);
(iii) Điều lệ;
(iv) Hồ sơ pháp lý của cổ đông/thành viên công ty (hộ chiếu/giấy chứng nhận thành lập);
(v) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp (bản sao công chứng).
- Làm dấu doanh nghiệp tại cơ sở khắc dấu. Dấu do doanh nghiệp tự quản lý.
- Thực hiện mở tài khoản vốn tại ngân hàng để nhận nguồn vốn đầu tư/vốn góp của nhà đầu tư; mở tài khoản hoạt động của doanh nghiệp tại ngân hàng phục vụ cho các hoạt động thu/chi của doanh nghiệp;
- Kê khai và nộp thuế môn bài trước ngày cuối cùng của tháng doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thực hiện việc kê khai, đặt in hóa đơn điện tử.
Để đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiết kiệm chi phí và công sức bạn có thể sử dụng dịch vụ về đầu tư nước ngoài của Luật Gia Khang. Luật Gia Khang hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trọn gói với giá vô cùng phải chăng. Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài do Luật Gia Khang cung cấp có giá chỉ từ 6.000.000đ với thời gian nhận giấy từ 07 đến 15 ngày.
Sau khi tham khảo những thông tin về thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong bài viết này, nếu bạn có nhu cầu xin giấy phép thành lập doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho dịch vụ về đầu tư Luật Gia Khang nhé! HOTLINE: 0918 09 09 88 rất hân hạnh đón tiếp cuộc gọi của quý khách để hỗ trợ tư vấn tận tình, cụ thể về dịch vụ do chúng tôi cung cấp.
Bình luận của bạn