CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Dịch vụ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy

Đối với một số công trình, dự án thì khi đưa vào hoạt động cần phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy. Nếu bạn cần làm giấy phép phòng cháy chữa cháy thì nhất định phải tham khảo bài viết này. Bài viết sẽ cung cấp thông tin cần thiết về giấy phép và dịch vụ xin cấp giấy phép mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn.

1. Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là gì?

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hay còn gọi là giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy. Đây là tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh được rằng đối tượng đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là một trong những điều kiện bắt buộc khi chủ đầu tư, chủ phương tiện thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xin phép xây dựng, xin phép chế tạo hoặc hoán cải một số phương tiện. 

Căn cứ pháp luật:

  • Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 và Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi, bổ sung năm 2003.
  • Nghị định 46/2012/NĐ-CP
  • Nghị định 79/2014/NĐ-CP
  • Thông tư 66/2014/TT-BCA
  • Thông tư số 04/2004/TT-BCA

2. Các loại giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

  • Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
  • Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy

3. Dự án, công trình cần xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

  • Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
  • Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường phổ thông và các loại trường khác có khối lớp học có khối tích từ 5.000m3 trở lên; nhà trẻ, trường mẫu giáo có từ 100 cháu trở lên.
  • Bệnh viện cấp huyện trở lên; nhà điều dưỡng và các cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh khác có quy mô từ 21 giường trở lên.
  • Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc có sức chứa từ 300 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao trong nhà có sức chứa từ 200 chỗ ngồi trở lên; sân vận động ngoài trời có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người có khối tích từ 1.500m3 trở lên; công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000m3 trở lên.

chứng nhận phòng cháy chữa cháy

  • Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà lưu trữ cấp tỉnh trở lên; nhà hội chợ, di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
  • Chợ kiên cố cấp huyện trở lên; chợ khác, trung tâm thương mại, siêu thị có tổng diện tích gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
  • Công trình phát thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông cấp huyện trở lên.
  • Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và cấp tỉnh trở lên thuộc mọi lĩnh vực.
  • Cảng hàng không; cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ cấp IV trở lên; bến xe ô tô cấp huyện trở lên; nhà ga đường sắt có tổng diện tích sàn từ 500m2 trở lên.
  • Nhà chung cư cao 5 tầng trở lên; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên.
  • Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước cấp xã trở lên; trụ sở làm việc của các cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  • Công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
  • Công trình tàu điện ngầm; hầm đường sắt có chiều dài từ 2.000m trở lên; hầm đường bộ có chiều dài từ 100m trở lên; gara ô tô có sức chứa từ 5 chỗ trở lên; công trình trong hang hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
  • Kho vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; công trình xuất nhập, chế biến, bảo quản, vận chuyển dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật liệu nổ công nghiệp.
  • Công trình sản xuất công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E thuộc dây chuyền công nghệ sản xuất chính có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
  • Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 1 cột bơm trở lên; cửa hàng kinh doanh khí đốt có tổng lượng khí tồn chứa từ 70kg trở lên.
  • Nhà máy điện (hạt nhân, nhiệt điện, thủy điện, phong điện…) trạm biến áp có điện áp từ 110KV trở lên.
  • Nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu; nhà máy sửa chữa, bảo dưỡng máy bay.
  • Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có khối tích từ 1.000m3 trở lên.
  • Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

4. Điều kiện cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

  • Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
  • Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
  • Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
  • Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
  • Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

5. Hồ sơ đăng ký xin giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy
  • Văn bản nghiệm thu về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới.
  • Bản sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác.
  • Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị.
  • Các phương án chữa cháy được đề ra.
  • Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở.
  • Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy sẽ sẽ được cơ quan có thẩm quyền dưới đây cấp phép:

  • Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho doanh nghiệp, cơ sở thuộc các Bộ, ngành ở Trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, cấp, đổi, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho các doanh nghiệp, cơ sở ở địa phương và những trường hợp do Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền.

7. Mức xử phạt khi không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

Các đối tượng thuộc trường hợp phải xin giấy phép mà không có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mức phạt được quy định cụ thể tại Điều 28 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

7.1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

Đối với hành vi không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy.

7.2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

Đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;
  • Không cử người có trách nhiệm tham gia đoàn kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy;
  • Không tự tổ chức kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

7.3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Không tổ chức thực hiện văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền;
  • Không thực hiện các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.

7.4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Đối với hành vi sau khi cơ sở được thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa cơ sở vào hoạt động người đứng đầu cơ sở không có văn bản thông báo và ký cam kết cơ sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu và duy trì các điều kiện về đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nhà, công trình và hoạt động sản xuất, đăng ký kinh doanh theo quy định.

Riêng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

hồ sơ phòng cháy chữa cháy

8. Nên tự làm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy hay sử dụng dịch vụ?

Quá trình xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy sẽ bao gồm nhiều thủ tục nhỏ phức tạp. Nếu thủ tục hành chính không phải là thế mạnh của doanh nghiệp thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhất là đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Do vậy, để tiết kiệm thời gian và công sức thì bạn có thể tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ.

Luật Gia Khang là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ làm giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy được nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Chúng tôi cam kết quy trình xin cấp giấy phép cực kỳ nhanh chóng. Quy trình cụ thể sẽ được đề cập ở phần bên dưới.

9. Quy trình làm giấy phép phòng cháy chữa cháy trong dịch vụ của Luật Gia Khang

  • Khi lắng nghe yêu cầu của khách hàng, nhân viên Luật Gia Khang sẽ tư vấn sơ bộ về cơ sở vật chất và hồ sơ giấy tờ của doanh nghiệp.
  • Tiếp đến, Luật Gia Khang sẽ tư vấn kỹ càng hơn cũng như phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
  • Luật Gia Khang sẽ báo giá cho khách hàng dựa trên thực tế. Đồng thời sẽ soạn thảo hợp đồng và hai bên sẽ tiến hành ký kết nếu đồng ý báo giá và thỏa thuận xong các điều khoản trong hợp đồng.
  • Nhân viên Luật Gia Kha hướng dẫn cặn kẽ cho doanh nghiệp về việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy cho khách hàng và đón tiếp đoàn thanh tra cùng doanh nghiệp.
  • Theo dõi việc xử lý hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và cập nhật tình hình liên tục cho khách hàng.
  • Nhận chứng nhận, bàn giao và thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp.
  • Khi khách hàng đã nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy rồi, nếu như có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến giấy chứng nhận thì Luật Gia Khang sẽ luôn giải đáp tận tình, miễn phí.

10. Vì sao khách hàng có thể gửi gắm niềm tin ở Luật Gia Khang?

  • Đội ngũ luật sư của Luật Gia Khang dày dặn kinh nghiệm, chuyên nhận những dự án làm giấy chứng nhận trong các lĩnh vực.
  • Nếu có bất cứ yêu cầu hay vấn đề gì cần tư vấn thì bạn đừng ngần ngại chia sẻ với chúng tôi. Luật Gia Khang luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn cho khách hàng một cách tận tâm, chi tiết về các thông tin liên quan đến giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
  • Luật Gia Khang khẳng định một khi đã nhận dự án thì tỷ lệ ra giấy luôn ở mức cao nhất. Về việc này thì Luật Gia Khang chưa bao giờ làm khách hàng của mình thất vọng. 
  • Báo giá dịch vụ làm giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy dựa trên khảo sát thực tế và độ khả thi của dự án. Nên mức báo giá sẽ cực kỳ hợp lý và đảm bảo là không có chi phí phát sinh sau khi hoàn thành dịch vụ.
  • Thời gian có giấy phép trong khoảng từ 15 đến 20 ngày. Luật Gia Khang cam kết quy trình làm việc chuyên nghiệp hết mức có thể, đảm bảo không có sai sót để nhận giấy chứng nhận càng sớm càng tốt.
  • Luật Gia Khang hỗ trợ quý khách hàng hết mình không chỉ trong quá trình cung cấp dịch vụ. Sau khi đã bàn giao giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy rồi thì Luật Gia Khang vẫn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng miễn phí về các vướng mắc liên quan đến giấy chứng nhận. Nên bạn cứ việc yên tâm chọn Luật Gia Khang đồng hành khi làm chứng nhận phòng cháy chữa cháy nhé!
  • Sau này, nếu bạn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ giấy phép khác của Luật Gia Khang thì chắc chắn sẽ nhận được ưu đãi cho các dịch vụ tiếp theo.

Khi đọc đến những dòng này chắc hẳn là bạn đã cập nhật được nhiều thông tin hữu ích về giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy cũng như dịch vụ xin cấp giấy phép của Luật Gia Khang rồi đúng không nào. Trong trường hợp bạn có nhu cầu làm giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy cho thì có thể liên hệ HOTLINE: 0918 09 09 88 để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top