Doanh nghiệp tư nhân là một trong số những loại hình doanh nghiệp được ưa chuộng hàng đầu. Nếu bạn đang cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân thì không thể bỏ qua những thông tin quý giá được chia sẻ ở bên dưới đâu nhé!
Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân như sau:
“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”
Doanh nghiệp tư nhân sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ những điều kiện sau:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Doanh nghiệp;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm có:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (mẫu mới nhất được thực hiện từ ngày 15/10/2020);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chủ sở hữu công ty;
- Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với Doanh nghiệp xã hội);
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội (đối với trường hợp chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành Doanh nghiệp xã hội);
Trường hợp không phải Chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp các giấy tờ sau:
- Đối với hình thức ủy quyền cho cá nhân:
+ Văn bản ủy quyền (không phải công chứng, chứng thực);
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.
- Đối hình thức ủy quyền cho tổ chức:
+ Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục;
+ Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
- Đối với hình thức ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích: Bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Đối với hình thức ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích:
+ Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục;
+ Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
Dưới đây là các hình thức đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân mà người nộp hồ sơ có thể lựa chọn:
- Trực tiếp:
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Trực tuyến (online):
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Dịch vụ bưu chính:
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Đối với tất cả các hình thức nộp bao gồm nộp trực tiếp, nộp trực tuyến và nộp qua dịch vụ bưu chính, chỉ cần người nộp đóng đủ phí và lệ phí theo và đủ hồ sơ theo yêu cầu thì sẽ được giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân sẽ nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh hoặc nhận qua đường bưu chính (đối với trường hợp uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp cho đơn vị bưu chính công ích).
Để tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, quý vị có thể yêu cầu dịch vụ đăng ký công ty Luật Gia Khang hỗ trợ làm thủ tục. Chi phí thành lập doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ của Luật Gia Khang chỉ từ 750.000đ đến 3.500.000đ. Bạn có thể liên hệ cho Luật Gia Khang để trao đổi và được hỗ trợ tư vấn lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.
Vừa rồi là thông tin quan trọng về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm và thời gian để xin thành lập doanh nghiệp thì dịch vụ của Luật Gia Khang là một giải pháp tối ưu. Chúng tôi sẽ đại diện doanh nghiệp chuẩn bị giấy tờ, nộp hồ sơ và ký nhận giấy đăng ký. Các số hotline của Luật Gia Khang luôn sẵn lòng đón tiếp cuộc gọi của quý khách.
Bình luận của bạn