Có phải bạn đang tìm hiểu về cách báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý? Vậy thì bạn đã tìm đến đúng nơi rồi đấy. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Hãy kéo xuống tham khảo bài viết để có thông tin cho mình bạn nhé!
Theo Nghị định 123, thông tư 78, các tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123 sẽ không phải lập báo cáo tình hình hoá đơn điện tử theo mẫu BC26 trừ một số trường hợp theo quy định.
Căn cứ vào Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định đối với đối tượng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ như sau:
- Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế.
- Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ với cơ quan thuế nơi chuyển đi.
Bước 1:
Bạn tiến hành đăng nhập vào phần mềm. Sau khi đăng nhập, bạn nhấn chọn mục “Hoá đơn” và tiếp tục chọn “Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn BC26/AC”. Kế đến, bạn chọn “Kỳ kê khai” theo tháng hoặc theo quý tương ứng với thời gian nộp thuế của doanh nghiệp. Khi đã chọn kỳ cụ thể rồi thì bạn nhấn vào đồng ý.
Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức cần chọn một trong hai mẫu Báo cáo BC26/AC trên phần mềm như sau:
- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn mẫu BC26/AC
- Báo tình hình sử dụng hoá đơn theo số lượng mẫu BC26/AC chỉ dành cho đối tượng là những hoá đơn được quy định tại điều 27 thông tư 39/2014/TT-BTC gồm:
+ Hoá đơn cước dịch vụ viễn thông
+ Hoá đơn tiền điện
+ Hoá đơn tiền nước
+ Hoá đơn thu phí dịch vụ của các ngân hàng
+ Vé vận tải hành khách
+ Tem, vé khác,…
Bước 2:
Bạn thực hiện thao tác điền đầy đủ các chỉ tiêu cho báo cáo:
- Cột 1 – “Mã loại hoá đơn”: Bạn bấm vào hình mũi tên đi xuống bên phải để chọn loại hoá đơn;
- Cột 2 – “Tên loại hoá đơn”: Phần mềm tự động chạy theo mã hoá đơn;
- Cột 3 – “Ký hiệu mẫu hoá đơn”: Phần mềm tự động cập nhật mã loại hoá đơn nhưng chỉ hiện nội dung “01GTKT” hoặc “02GTTT” nghĩa là ký hiệu mẫu hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng tùy theo lựa chọn ban đầu, bạn điền hậu tố theo ký hiệu mẫu hoá đơn ở góc phải của hoá đơn đầu ra, tại dòng đầu tiên;
- Cột 4 – “Ký hiệu hoá đơn”: Ghi ký hiệu hoá đơn trên hoá đơn đầu ra, lấy thông tin ở góc phải của hoá đơn dòng thứ 2;
- Cột 5 – “Tổng số”: Phần mềm tự động tổng hợp kết quả;
- Cột 6 – “Từ số”: Ghi số hoá đơn chưa lập nhỏ nhất từ kỳ thuế trước đó;
- Cột 7 – “Đến số”: Ghi số hoá đơn đã lập lớn nhất trong tờ Thông báo sử dụng hoá đơn;
- Cột số 8 và 9 – “Số mua/phát hành trong kỳ”: Tính bằng số hoá đơn giá trị gia tăng đặt mua trong kỳ tính thuế mà doanh nghiệp đã thông báo phát hành/số hoá đơn bán hàng doanh nghiệp mua từ Chi cục thuế. Nếu không phát sinh việc mua/phát hành hoá đơn thì bỏ trống 2 cột này;
- Cột 10, 11, 12 – “Tổng số sử dụng, xóa bỏ, mất, hủy”: Phần mềm tự động nhảy số liệu tương ứng;
- Cột số 13 – “Số lượng hóa đơn đã sử dụng”: Tính bằng số hoá đơn đã xuất, không bao gồm hóa đơn đã xóa, mất, hủy trong kỳ. Nghĩa là Cột 13 = Số hoá đơn sử dụng cuối cùng trong kỳ – Số hoá đơn sử dụng đầu tiên trong kỳ + 1 – Số hoá đơn xoá, mất, huỷ;
- Cột 15 – “Số Xóa bỏ”: Tính bằng số lượng hoá đơn đã lập nhưng do sai sót bị xoá (điền đầy đủ các số hoá đơn bị xóa);
- Cột 17 – “Số Mất”: Tính bằng số lượng hóa đơn đã lập nhưng bị mất;
- Cột 19 – “Số Hủy”: Tính bằng số lượng hoá đơn chưa lập nhưng phải huỷ do đặt in bị in sai, trùng, thừa cần huỷ trước thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn hoặc do công ty bị chia tách, sáp nhập, giải thể… nên không có nhu cầu sử dụng hoá đơn nữa, trước đó phải thành lập hội đồng huỷ và có thông báo đến cơ quan thuế;
Cột 14, 16, 18 – “Số lượng”: Phần mềm tự động tổng hợp từ các số hóa đơn được điền vào các cột 15, 17, 19;
Cột 20, 21, 22 ” Tồn cuối kỳ”: Phần mềm tự động tổng hợp.
Bước 3:
Bạn điền thông tin cá nhân:
- Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp: Điền tên của Giám đốc doanh nghiệp;
- Người lập biểu: Điền tên của Người lập biểu;
- Ngày lập báo cáo: Thông thường sẽ được mặc định là ngày hiện tại, nếu sửa lại thì phải sửa sớm hơn, không được muộn hơn;
Bước 3:
Bạn nhấn vào “Ghi”, cập nhật lỗi do phần mềm thông báo nếu có.
Bước 4:
Bạn thực hiện kết xuất XML và kết xuất báo cáo nộp đến Cơ quan thuế.
Có lẽ bạn sẽ cần:
Mong rằng với những thông tin mà Luật Gia Khang chia sẻ ở trên, bạn đã nắm được cách làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý. Nếu có bất cứ thông tin nào cần tham khảo cặn kẽ hơn, bạn có thể tìm đọc các bài viết khác của Luật Gia Khang hoặc liên hệ cho email, hotline của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Bình luận của bạn