CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Giấy phép lao động bị hư hỏng hay làm mất có được cấp lại hay không? Chắc hẳn đây là thắc mắc của không ít người hiện nay. Để giải đáp cho việc cấp lại giấy phép lao động, sau đây xin mời bạn theo dõi bài viết bên dưới của Luật Gia Khang nhé!

1. Trường hợp được cấp lại giấy phép lao động

Căn cứ Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp cấp lại giấy phép lao động như sau:

- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

- Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

thủ tục xin cấp lại giấy phép lao động

2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động

Theo Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:

+ Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.

- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

- Giấy tờ quy định tại khoản 3 và 4 Điều này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lao động

Tại Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trình tự cấp lại giấy phép lao động như sau:

“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”

4. Thời hạn giấy phép lao động được cấp lại

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại như sau:

“Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.”

xin cấp lại giấy phép lao động

5. Mức phạt khi không có giấy phép lao động

Theo khoản 3, 4, 5 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:

+ Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;

+ Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.

- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

+ Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Vậy nên, khi người lao động nước ngoài làm mất, hư hỏng giấy phép lao động thì cần phải làm hồ sơ, thủ tục xin cấp lại ngay để tránh bị phạt tiền. Nếu giấy phép gần hết hạn, bạn hãy nhanh chóng làm thủ tục gia hạn. Về vấn đề này thì bạn có thể tham khảo bài viết sau đây:

Hồ sơ, thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Bạn vừa tham khảo xong những chia sẻ về quy trình xin cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mong rằng những thông tin mà Luật Gia Khang cung cấp sẽ hữu ích với bạn. Nếu cần làm giấy phép, xin gia hạn, cấp lại giấy phép lao động thì bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ bởi dịch vụ chuyên nghiệp, giá rẻ nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top