Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu có nhu cầu, công ty có thể chuyển trụ sở kinh doanh sang địa điểm ở tỉnh khác. Vậy, chuyển địa điểm kinh doanh khác tỉnh cần đáp ứng những điều kiện nào và hồ sơ, thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng ra sao? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết bên dưới. Mời bạn tham khảo nhé!
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp như sau:
- Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
- Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thủ tục chuyển trụ sở công ty như sau:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định.
Xem thêm: Dịch vụ làm thủ tục thay đổi trụ sở kinh doanh giá rẻ
Tại điểm b, khoản 2, Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp như sau:
- Hồ sơ cần phải nộp tại cơ quan thuế nơi chuyển đi bao gồm:
+ Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp địa chỉ trên các Giấy tờ này có thay đổi.
- Hồ sơ cần phải nộp tại cơ quan thuế nơi chuyển đến bao gồm:
+ Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến mẫu số 30/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Văn bản tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp địa chỉ trên các Giấy tờ này có thay đổi.
Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và trả kết quả đối với trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp như sau:
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đi:
Người nộp thuế nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trong thời hạn chậm nhất không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế công bố biên bản, kết luận kiểm tra (đối với hồ sơ thuộc diện phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế), 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế (đối với hồ sơ thuộc diện không phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế), cơ quan thuế ban hành Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế gửi cho người nộp thuế.
Người nộp thuế chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh tại trụ sở chính, nếu tiếp tục có hoạt động kinh doanh khác địa bàn cấp tỉnh với địa bản nơi đóng trụ sở chính và có nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế quản lý trên địa bàn cấp tỉnh đó theo quy định của pháp luật quản lý thuế (cơ quan thuế quản lý khoản thu) thì không phải thực hiện chuyển nghĩa vụ thuế theo quy định tại điểm a.1 Khoản này.
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đến:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế, cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế. Đồng thời, ban hành Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế đã cập nhật thông tin thay đổi gửi cho người nộp thuế.
Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán
Vậy là Luật Gia Khang đã gửi đến bạn toàn bộ chia sẻ xoay quanh việc chuyển địa điểm kinh doanh của công ty sang tỉnh khác. Hy vọng rằng với những thông tin vừa rồi, bạn sẽ tiến hành đăng ký chuyển trụ sở công ty dễ dàng, nhanh chóng hơn. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi bài viết nhé!
Bình luận của bạn