CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật là gì?

Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì? Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ? Doanh nghiệp này có gì đặc biệt so với các loại doanh nghiệp khác hay không? Có lẽ sẽ có nhiều người thắc mắc về quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ. Vậy thì nhân đây, bài viết này sẽ gửi đến bạn một số chia sẻ về doanh nghiệp siêu nhỏ để bạn có thể cập nhật thêm thông tin cần thiết cho mình nhé!

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ

Như vậy, hiểu đơn giản thì doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ. Các tiêu chí cụ thể được đề cập ở trên. Về cách để xác định những tiêu chí nêu trên, bạn có thể theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết rõ hơn khi tiến hành đăng ký kinh doanh bạn nhé!

2. Xác định lĩnh vực hoạt động

Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.”

3. Xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm

Căn cứ Điều 7 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

- Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.

Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động.

4. Xác định tổng nguồn vốn

Tại Điều 8 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

- Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

5. Xác định tổng doanh thu

Theo Điều 9 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

- Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật

6. Xác định và kê khai doanh nghiệp

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định và kê khai doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ vào mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để tự xác định và kê khai quy mô là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai.

- Trường hợp doanh nghiệp phát hiện kê khai quy mô không chính xác, doanh nghiệp chủ động thực hiện điều chỉnh và kê khai lại. Việc kê khai lại phải được thực hiện trước thời điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung hỗ trợ.

- Trường hợp doanh nghiệp cố ý kê khai không trung thực về quy mô để được hưởng hỗ trợ thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả toàn bộ kinh phí đã nhận hỗ trợ.

- Căn cứ vào thời điểm doanh nghiệp đề xuất hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối chiếu thông tin về doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để xác định thông tin doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng đối tượng hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Dịch vụ làm giấy đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh

Chắc hẳn là sau khi tham khảo xong bài viết này, bạn đã biết được doanh nghiệp siêu nhỏ là gì cùng với những thông tin liên quan về doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật. Nếu có nhu cầu đăng ký doanh nghiệp hoặc cần hỗ trợ tư vấn thì bạn đừng ngần ngại liên hệ cho Luật Gia Khang. Chúng tôi sẽ tận tình giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top