CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Kinh doanh bán lẻ rượu bắt buộc phải xin cấp giấy phép để được hoạt động vì đây là ngành nghề kinh doanh đặc thù. Để tìm hiểu kỹ càng về điều kiện, hồ sơ, thủ tục và chi phí đăng ký giấy phép bán lẻ rượu, mời bạn lướt xuống theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Điều kiện kinh doanh bán lẻ rượu

Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện bán lẻ rượu bao gồm:

- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

- Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Căn cứ Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 16 và khoản 6 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh rượu tiêu dùng tại chỗ bao gồm:

- Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng và có đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện nơi thương nhân đặt cơ sở kinh doanh.

- Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.

- Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ

2. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu

Tại Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (01 bộ) bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.

- Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.

- Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.”

3. Thủ tục làm giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu

Theo Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 18, khoản 19 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép như sau:

- Thẩm quyền cấp giấy phép:

+ Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;

+ Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.

- Thủ tục cấp giấy phép:

+ Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

+ Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

+ Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

4. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu

Để biết chi tiết về chi phí làm giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, bạn có thể liên hệ cho Luật Gia Khang qua hotline, email của chúng tôi. Luật Gia Khang rất sẵn lòng hỗ trợ tư vấn, giải đáp miễn phí mọi thắc mắc của bạn về chi phí giấy phép bán lẻ rượu. Bên cạnh đó, nếu bạn cần đăng ký kinh doanh hoặc xin các loại giấy phép con thì đừng ngần ngại gọi đến cho chúng tôi để được báo giá, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhé!

Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm - Luật mới nhất

Luật Gia Khang vừa gửi đến bạn những thông tin cần thiết về giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và xin giấy phép bán lẻ rượu. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi và hãy đón đọc những bài viết khác của Luật Gia Khang để cập nhật thông tin nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top