CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Dịch vụ thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh ăn uống

Kinh doanh ăn uống là hình thức kinh doanh phổ biến bậc nhất từ trước đến nay. Rất nhiều người lựa chọn dịch vụ kinh doanh này nên nhu cầu đăng ký kinh doanh ăn uống luôn ở mức cao. Nếu bạn cũng đang có mong muốn kinh doanh ăn uống và cần tham khảo thủ tục xin giấy phép kinh doanh ăn uống thì đừng bỏ qua bài viết này. Hãy nhanh tay lướt xuống để tham khảo ngay những thông tin cần thiết bạn nhé!

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống

Căn cứ khoản 5 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 định nghĩa cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

“Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.”

Theo như quy định ở trên, nếu cơ sở kinh doanh của bạn thuộc một trong số các trường hợp kể trên thì sẽ được xếp vào cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Không phải bất kỳ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào cũng cần phải đăng ký kinh doanh. Có một số đối tượng sẽ được miễn xin giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về các hộ kinh doanh không phải đăng ký giấy phép kinh doanh như sau:

“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”

đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

Nếu cơ sở kinh doanh thuộc một trong số các đối tượng được đề cập ở trên thì không cần phải đăng ký kinh doanh. Còn lại bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh để hoạt động. Ngoài ra, an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng đối với dịch vụ ăn uống. Thế nên khi kinh doanh ăn uống cần phải đảm bảo đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có một số loại hình kinh doanh không cần phải xin cấp loại giấy chứng nhận này.

Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố.

2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những giấy tờ sau đây:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Theo Điều 85 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh như sau:

“Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.”

3. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ăn uống

Tại khoản 1, khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

- Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

thủ tục xin giấy phép kinh doanh ăn uống

Bạn có thể tham khảo thêm về đăng ký các loại hình doanh nghiệp:

4. Chi phí dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh ăn uống

Đăng ký giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận an toàn thực phẩm giờ đây đã không còn là vấn đề quá phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức nữa. Vì dịch vụ của Luật Gia Khang sẽ hỗ trợ bạn làm thủ tục từ A đến Z. Chi phí dịch vụ do Luật Gia Khang cung cấp chỉ từ 750.000đ. Nếu có nhu cầu đăng ký kinh doanh thì bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline của chúng tôi để được tư vấn, báo giá cụ thể.

Ở trên là một số thông tin liên quan đến việc đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống. Một khi nắm được quy trình cơ bản về đăng ký kinh doanh sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục. Tuy nhiên, việc tự xin giấy phép cũng không phải là điều dễ dàng đối với những ai không có kinh nghiệm. Nếu cần dịch vụ hỗ trợ thì bạn đừng quên liên hệ cho Luật Gia Khang nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top