CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Dịch vụ thủ tục đăng ký xin giấy phép kinh doanh homestay

Dịch vụ homestay đang nở rộ những năm gần đây. Đây là hình thức kinh doanh được rất nhiều người chú trọng. Có phải bạn cũng đang lên kế hoạch mở homestay? Vậy thì bạn nhất định không thể bỏ qua bài viết chia sẻ về giấy phép kinh doanh homestay ở bên dưới đâu nhé!

1. Mở homestay có cần đăng ký kinh doanh, có cần xin giấy phép gì không?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 6457/SKHĐT-ĐKKD năm 2012 như sau:

“Theo pháp luật kinh doanh bất động sản thì hoạt động cho thuê nhà (kể cả trường hợp cho người trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê nhà ở) và hoạt động cho thuê mặt bằng để kinh doanh (gọi chung là hoạt động cho thuê nhà) là hoạt động kinh doanh bất động sản và người cho thuê nhà phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải có đăng ký kinh doanh và có vốn pháp định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân được phép đăng ký kinh doanh hoạt động cho thuê nhà ở mà không cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không phải có điều kiện về vốn pháp định.

Như vậy, đối chiếu với quy định của Luật Nhà ở thì hộ gia đình, cá nhân trong nước được đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cho thuê nhà ở (không phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã và không cần phải có vốn pháp định); đối với các hoạt động cho thuê nhà còn lại như: cho thuê nhà không phải là nhà ở, cho thuê mặt bằng để kinh doanh thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, phải đăng ký kinh doanh và có đủ vốn pháp định theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.”

hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay cần giấy phép gì
Hồ sơ đăng ký kinh doanh homestay cần giấy phép gì

Tại khoản  khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định về điều kiện của các bên tham gia giao dịch về nhà ở như sau:

“1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải có điều kiện sau đây:

a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

b) Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.”

Từ những thông tin được đề cập ở trên, có thể thấy các cá nhân, hộ gia đình được phép kinh doanh hoạt động cho thuê nhà ở mà không cần thành lập doanh nghiệp (nhưng phải đăng ký hộ kinh doanh). Homestay cũng là một hình thức cho thuê nhà ở ngắn hạn nên khi mở homestay cần đăng ký hộ kinh doanh, không phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh homestay bao gồm các giấy tờ gì?

Quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm có những tờ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh homestay

Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh được quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

- Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Đăng ký xin giấy phép kinh doanh homestay giá bao nhiêu
Đăng ký xin giấy phép kinh doanh homestay giáchi phí bao nhiêu

Tham khảo thêm: Thành lập hộ kinh doanh cá thể

4. Báo giá dịch vụ đăng ký kinh giấy phép kinh doanh homestay

Luật Gia Khang là đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh, dịch vụ giấy phép chuyên nghiệp, uy tín được nhiều khách hàng tại các tỉnh thành tin tưởng. Với kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ nhân viên có chuyên môn, dịch vụ của Luật Gia Khang luôn tối ưu thời gian xin giấy phép cho quý khách hàng. Liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận báo giá phù hợp với nhu cầu cùng nhiều ưu đãi bạn nhé!

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Luật Gia Khang muốn gửi đến bạn về giấy phép kinh doanh homestay. Mong rằng chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Trong trường hợp bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh do Luật Gia Khang cung cấp thì HOTLINE: 0918 09 09 88 luôn sẵn sàng tiếp nhận cuộc gọi của quý khách để hỗ trợ tư vấn.

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top