CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

Thông thường, chúng ta hay nhầm lẫn giữa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, đây là hai loại khác nhau. Vậy, giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết để được làm sáng tỏ về vấn đề này nhé!

1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Căn cứ vào khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 định nghĩa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

“Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2. Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh thỏa mãn đủ các yêu cầu về đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể hơn, trường hợp cấp giấy phép kinh doanh là khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Giấy phép kinh doanh thường sẽ được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số loại giấy phép kinh doanh phổ biến có thể kể đến như:

- Giấy phép kinh doanh vận tải

- Giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ

- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành

- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú

- Giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ

3. Giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

3.1. Về ý nghĩa pháp lý

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đây là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước, là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

- Giấy phép kinh doanh: Là sự cho phép cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, là quyền kinh doanh của công dân, còn được gọi là cơ chế đề nghị - cấp.

giấy phép kinh doanh

3.2. Về điều kiện cấp

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

(Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020)

- Giấy phép kinh doanh: Được cấp khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện đối với ngành, nghề kinh doanh của mình. Những điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất, vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề…

3.3. Về thời hạn

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Hiện tại không có quy định về thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Giấy phép kinh doanh: Tùy vào loại giấy phép kinh doanh thì sẽ có quy định về thời hạn khác nhau, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép. Thông thường, giấy phép kinh doanh sẽ có thời hạn từ vài tháng đến vài năm. Doanh nghiệp sẽ phải gia hạn giấy phép hoặc xin cấp mới để tránh bị xử phạt.

Giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào? Bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho mình sau khi tham khảo bài viết này chưa? Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể theo dõi một vài bài viết khác của Luật Gia Khang hoặc liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp thắc mắc miễn phí nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top