CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phế liệu: hồ sơ điều kiện chi phí

Nhập khẩu phế liệu để sản xuất phải tuân thủ một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu bạn quan tâm đến những thông tin xoay quay đến điều kiện, thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu thì nhất định không thể bỏ qua bài viết này được đâu nhé!

1. Điều kiện nhập khẩu phế liệu là gì?

Căn cứ theo Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài như sau:

- Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở sản xuất của mình và phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây:

+ Có cơ sở sản xuất với công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng, kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; có phương án xử lý tạp chất đi kèm phù hợp với phế liệu nhập khẩu;

+ Có giấy phép môi trường;

+ Ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 137 của Luật này trước thời điểm phế liệu được dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc trước thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam đối với các trường hợp khác;

+ Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

nhập khẩu phế liệu sắt thép

Như vậy, nhập khẩu phế liệu cần phải đáp ứng những điều kiện ở trên, trong đó bao gồm việc xin giấy phép môi trường. Để nắm được hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép môi trường khi nhập khẩu phế liệu, mời bạn theo dõi phần tiếp theo nhé!

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu

Căn cứ vào khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;

- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

3. Thủ tục đăng ký giấy phép nhập khẩu phế liệu

Tại khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.

Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;

- Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.

Theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

- Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

- Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.

thủ tục xin giấy phép nhập khẩu phế liệu

4. Chi phí làm giấy phép nhập khẩu phế liệu

Mức phí thẩm định cấp giấy phép môi trường đối với các cơ sở, dự án nhập khẩu phế liệu như sau:

- Phế liệu khác: 55 triệu đồng/giấy phép/dự án; 35 triệu đồng/ giấy phép/cơ sở.

- Phế liệu nhựa: 60 triệu đồng/ giấy phép;  40 triệu đồng/ giấy phép/cơ sở.

- Phế liệu giấy: 65 triệu đồng/giấy phép; 45 triệu đồng/giấy phép/cơ sở.

- Phế liệu sắt thép: 75 triệu đồng/ giấy phép; 50 triệu đồng/ giấy phép/ cơ sở.

Xem thêm:

Bạn vừa theo dõi xong những thông tin về giấy phép nhập khẩu phế liệu được Luật Gia Khang tổng hợp từ Luật Bảo vệ môi trường 2020. Trong bài viết này là những thông tin cơ bản, cần thiết nhất. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về giấy phép, hãy liên hệ cho Luật Gia Khang qua email hoặc hotline nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top