Công ty startup xuất hiện ngày càng nhiều. Có phải bạn cũng nhận thấy nhiều cơ hội khi khởi nghiệp và có ý định thành lập công ty startup? Vậy thì bạn nhất định không được bỏ qua bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin cần thiết cho mình nhé!
Startup hay khởi nghiệp là những doanh nghiệp mới thông thường được thành lập nên bởi những ý tưởng sáng tạo, táo bạo trong một lĩnh vực quen thuộc trong cuộc sống hoặc có thể là những ngành, nghề mới, ít người biết đến. Nhìn chung, xét về mặt đăng ký kinh doanh thì startup cũng như bao công ty khác. Muốn thành lập công ty startup thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các loại hình công ty phù hợp. Có thể là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải đáp ứng các yêu cầu trong lĩnh vực đó theo như quy định của pháp luật.
Đăng ký công ty startup cần những điều kiện giấy tờ gì
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thành lập doanh nghiệp startup hết bao nhiêu tiền
Theo khoản 1, khoản 3 Điều 32 và khoản 1 Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập công ty như sau:
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Chắc hẳn là khi có ý định khởi nghiệp thì bạn sẽ chưa có kinh nghiệm trong việc đăng ký thành lập công ty. Chính vì lẽ đó, hãy để Luật Gia Khang cung cấp dịch vụ hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp uy tín giá rẻ. Chi phí dịch vụ đăng ký kinh doanh của Luật Gia Khang chỉ từ 750.000đ cho đến 3.500.000đ. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp thêm dịch vụ xin giấy phép con đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Tham khảo thêm:
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin mà Luật Gia Khang muốn gửi gắm đến người đọc về thủ tục và dịch vụ thành lập công ty startup. Trong trường hợp bạn có nhu cầu mở công ty startup thì đừng ngần ngại liên hệ cho Luật Gia Khang qua hotline để được hỗ trợ nhé!
Bình luận của bạn