Bạn đang có ý định thành lập công ty tại Đắk Lắk? Nhưng bạn không có nhiều kinh nghiệm về việc đăng ký kinh doanh, làm giấy phép? Vậy thì bài viết này là dành cho bạn đấy. Đừng bỏ qua bài viết để tham khảo thông tin mà bạn cần tìm hiểu nhé!
Để mở thành lập doanh nghiệp, loại giấy phép quan trọng nhất cần phải xin cơ quan chức năng cấp là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thêm vào đó, đối với những công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cần phải có một số chứng chỉ, giấy phép con theo yêu cầu riêng của từng ngành, nghề.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
“Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Tại Điều 21, Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần:
+ Điều lệ công ty.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
+ Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo Điều 32, Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Luật Gia Khang có giá từ 750.000đ đến 3.500.000đ. Tùy theo yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ mà chi phí sẽ có sự chênh lệch. Ngoài ra Luật Gia Khang còn cung cấp dịch vụ về đầu tư nước ngoài, kế toán, làm giấy phép… tại Đắk Lắk. Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua email hoặc hotline để được tư vấn và báo giá về dịch vụ.
Ắt hẳn là sau khi tham khảo bài viết trên đây, bạn đã cập nhật được nhiều thông tin cần thiết cho mình về việc thành lập công ty tại Đắk Lắk. Nếu cần sử dụng dịch vụ của Luật Gia Khang thì bạn đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi nhé!
Bình luận của bạn