Lâm Đồng là tỉnh cực kỳ phát triển dịch vụ du lịch nên thu hút đông đảo các nhà đầu tư kinh doanh cũng là lẽ thường tình. Có phải bạn cũng muốn thành lập công ty tại Lâm Đồng? Vậy thì còn chần chờ chi nữa mà không lướt xuống để tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết này.
Muốn thành lập công ty tại Lâm Đồng hay tại bất cứ tỉnh, thành phố nào đều phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn thành lập công ty tại Lâm Đồng kinh doanh những ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đáp ứng thêm một số yêu cầu khác nữa. Các ngành, nghề đăng ký kinh doanh này phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020).
Theo Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Tại Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Căn cứ Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định hồ sơ đăng ký công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Xem thêm: Dịch vụ giấy phép
Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được đề cập tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
+ Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
+ Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Giá dịch vụ thành lập công ty tại Lâm Đồng của Luật Gia Khang chỉ từ 750.000đ đến 3.500.000đ. Tùy theo yêu cầu thực tế của quý khách hàng mà chúng tôi sẽ tư vấn gói dịch vụ với chi phí hợp lý. Bạn hãy liên hệ cho Luật Gia Khang qua hotline để được hỗ trợ tư vấn cặn kẽ và báo giá chi tiết. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về dịch vụ, báo giá tại trang web Luật Gia Khang.
Khi đọc đến những dòng này, ắt hẳn là bạn đã trang bị thêm cho mình nhiều thông tin cần thiết về thành lập công ty tại Lâm Đồng rồi đúng không nào. Nếu cần đăng ký giấy phép kinh doanh thì bạn đừng quên gọi cho Luật Gia Khang qua HOTLINE: 0918 09 09 88 nhé!
Bình luận của bạn