Ắt hẳn là bạn đang muốn tìm hiểu về việc thành lập công ty xuất nhập khẩu cần phải thỏa mãn những yêu cầu nào và quy trình đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật. Đây cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm. Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết ở bên dưới để có được thông tin cần thiết cho mình bạn nhé!
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể như sau:
- Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu phải xin cấp giấy phép bao gồm:
- Hàng hóa xuất, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện (Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP);
- Hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh (Phụ lục IV Nghị định 69/2018/NĐ-CP);
- Hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác (khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương).
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn) theo quy định tại Điều 21, Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Các giấy tờ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần:
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+ Bản sao: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
+ Bản sao: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ theo Điều 32, Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu như sau:
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Luật Gia Khang được khách hàng tin tưởng bởi dịch vụ đăng ký kinh doanh chuyên nghiệp với giá rẻ. Chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Luật Gia Kha chỉ từ 750.000đ cho đến 3.500.000đ. Một khi liên hệ đến hotline của Luật Gia Khang, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn tận tình và báo giá chi tiết theo yêu cầu cụ thể khi đăng ký kinh doanh.
Có thể bạn sẽ cần:
Vừa rồi là những thông tin mà bạn có thể tham khảo khi thành lập công ty xuất nhập khẩu. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh thì bạn đừng quên dịch vụ uy tín, giá rẻ của Luật Gia Khang nhé!
Bình luận của bạn