CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Dịch vụ thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh các loại cửa hàng

Khi bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh bất cứ ngành nghề gì cũng đều phải tham khảo qua quy định của pháp luật. Chắc hẳn là bạn đang rất muốn biết mở cửa hàng có cần đăng ký kinh doanh hay không và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng như thế nào. Mời bạn theo dõi bài viết để cập nhật thông tin nhé!

1. Mở cửa hàng kinh doanh có cần đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh?

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định những đối tượng được miễn đăng ký kinh doanh như sau:

“Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”

Căn cứ theo đó, những cửa hàng kinh doanh không thuộc bất cứ trường hợp nào được nhắc đến ở trên thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Để đi vào hoạt động, cửa hàng cần nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn)... lên cơ quan chức năng và chờ cấp giấy phép.

thành lập cửa hàng kinh doanh

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng gồm những giấy tờ gì?

2.1. Đối với hộ kinh doanh

Theo khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

2.2. Đối với doanh nghiệp tư nhân

Tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân gồm có:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

2.3. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.4. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

Căn cứ Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

- Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Đăng ký giấy phép mở cửa hàng kinh doanh cần thủ tục gì?

3.1. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:

- Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

mở cửa hàng cần giấy tờ gì

3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:

- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi đủ điều kiện.

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

- Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Đăng ký kinh doanh

4. Chi phí dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Để đăng ký kinh doanh nhận giấy phép nhanh chóng, tiết kiệm công sức và chi phí thì bạn có thể sử dụng dịch vụ của Luật Gia Khang. Là đơn vị hàng đầu, có kinh nghiệm lâu năm về dịch vụ đăng ký kinh doanh, làm giấy phép, Luật Gia Khang là lựa chọn của rất nhiều người muốn đăng ký kinh doanh cửa hàng cũng như các loại hình kinh doanh khác. Mức giá dịch vụ của chúng tôi dao động từ 750.000đ đến 3.500.000đ tùy theo nhu cầu thực tế của quý khách hàng.

Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ giấy phép

Luật Gia Khang đã chia sẻ đến bạn tất cả thông tin quan trọng về thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng. Mong rằng những gì mà chúng tôi gửi đến qua bài viết này sẽ giúp bạn phần nào khi có nhu cầu mở cửa hàng kinh doanh. Trong trường hợp bạn cần sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh do Luật Gia Khang cung cấp thì đừng ngần ngại liên hệ HOTLINE: 0918 09 09 88 nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top