CÔNG TY LUẬT GIA KHANG Thành lập công ty - Dịch vụ kế toán - Tư vấn thuế

Tư vấn xin giấy phép kinh doanh hàng xách tay và chi phí

Hàng hóa xách tay là gì? Kinh doanh hàng xách tay có bị phạt không? Xin giấy phép kinh doanh hàng xách tay bao gồm những thủ tục gì? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể ngay tại bài viết bên dưới đây. Bạn hãy nhanh tay lướt xuống để theo dõi nhé!

1. Hàng xách tay là gì?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020 định nghĩa hàng hóa nhập lậu bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;

- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.

kinh doanh hàng hóa xách tay

Định nghĩa ở trên không đề cập cụ thể đến hàng xách tay. Tuy nhiên, hàng xách tay là những mặt hàng do các cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài và mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Hình thức bán hàng này không phải chịu thuế nhập khẩu, không phải làm thủ tục hải quan… Như vậy là vi phạm quy định pháp luật. Thế nên, hàng xách tay có thể được xem là hàng nhập hóa nhập lậu.

2. Mức phạt khi kinh doanh hàng xách tay không đúng quy định

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 98/2020 quy định mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu như sau:

- Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:

+ Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;

+ Hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi.

3. Xin giấy phép kinh doanh hàng xách tay

Để tránh bị xử phạt khi kinh doanh hàng hóa xách tay, bạn cần phải thực hiện một số thủ tục căn bản như sau:

- Cung cấp hóa đơn chứng rõ ràng kèm theo sản phẩm nhập về bán;

- Lấy hàng xách tay không thuộc danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc đang bị tạm ngừng nhập khẩu do pháp luật quy định;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép thì bắt buộc phải có giấy phép nhập khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu phải được đưa qua cửa khẩu theo đúng quy định;

- Hàng hóa cần phải được dán tem nhập khẩu và đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật;

- Xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (tùy thuộc vào quy mô kinh doanh).

giấy phép kinh doanh hàng xách tay là gì

4. Chi phí dịch vụ tư vấn, hỗ trợ làm giấy phép kinh doanh

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc gì về việc xin giấy phép kinh doanh hàng xách tay thì chỉ cần nhấc máy lên và gọi cho hotline của Luật Gia Khang. Nhân viên Luật Gia Khang rất sẵn lòng hỗ trợ tư vấn miễn phí cho bạn mọi thông tin mà bạn cần. Trong trường hợp bạn cần sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh thì Luật Gia Khang sẽ nhanh chóng báo giá gói dịch vụ phù hợp với yêu cầu của bạn.

Trên đây là một vài thông tin liên quan đến việc xin giấy phép kinh doanh hàng xách tay mà Luật Gia Khang muốn nhắn gửi đến bạn. Sau khi đọc bài viết này, chắc hẳn là bạn sẽ biết rõ hơn về kinh doanh hàng hóa xách tay sao cho đúng quy định. Hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ khác của Luật Gia Khang nhé!

Bình luận của bạn

Hotline
Hotline:
chat zaloChat với chúng tôi qua zalo
top